Khi học tiếng Trung dù là phồn thể hay giản thể thì việc nắm vững các quy tắc viết chữ Hán là điều vô cùng quan trọng. Ngoài việc giúp bạn viết đúng, viết đẹp thì viết đúng quy chuẩn sẽ giúp bạn nhớ được mặt chữ tiếng Trung lâu hơn rất nhiều.
Vì thế, hôm nay Taiwan Diary sẽ chia sẻ cho bạn 7 quy tắc viết chữ Hán trong tiếng Trung một cách chi tiết và dễ tiếp cận nhất để bạn không còn hoang mang khi học ngoại ngữ này nhé !!!
8 loại nét cơ bản trong chữ Hán
Các nét trong tiếng Trung cũng tương đương với các chữ Cái trong tiếng Việt. Trong tiếng Trung chỉ có 8 nét cơ bản, đó là: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc.
TÊN | NÉT |
---|---|
Nét ngang | |
Nét sổ thẳng | |
Nét chấm | |
Nét hất | |
Nét phẩy | |
Nét mác | |
Nét gập | |
Nét móc |
Một chữ Hán tiếng Trung được cấu thành bởi một hoặc nhiều nét cơ bản như trên và các nét được sắp xếp lại thành từng bộ gọi là bộ thủ. Nói ngắn gọn, bộ thủ là:
- Một bộ thủ là tập hợp của một hoặc nhiều nét
- Một chữ Hán là tập hợp của một hoặc nhiều bộ thủ
Quy tắc viết chữ Hán
Quy tắc cơ bản khi viết tiếng Trung bạn phải nhớ đó là:
Từ trái qua phải – Từ trên xuống dưới – Từ trong ra ngoài – Ngang trước sổ sau
Quy tắc 1: ngang trước sổ sau
Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang 一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十
Ví dụ: Với chữ Thập (số mười) 十 Nét ngang sẽ được viết trước sau đó đến nét dọc.
Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau
Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau
Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.
Ví dụ: Với chữ Văn 文, Số 8 八。
Quy tắc 3: Trên trước dưới sau
Theo quy tắc chung khi viết tiếng Trung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
Ví dụ: Số 2 二 số 3三。Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới.
Quy tắc 4: Trái trước phải sau
Trong chữ Hán các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau.
Ví dụ: Với chữ “mai” – míng 明 bộ nhật viết trước, bộ nguyệt viết sau
Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau
Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau.
Ví dụ: Chữ “dùng” 用- Khung ngoài được viết trước, sau đó viết chữ bên trong.
Quy tắc 6: Vào trước đóng sau.
Nguyên tắc này được ví như vào nhà trước đóng cửa sau cho các bạn dễ nhớ nhé.
Ví dụ: Chữ “Quốc” trong “Quốc gia” – 囯 khung ngoài được viết trước, sau đó viết đến bộ vương bên trong và cuối cùng là đóng khung lại → hoàn thành chữ viết.
Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau
Giữa trước 2 bên sau được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không phải các nét giống nhau, các nét giống nhau theo quy tắc 4: Trái trước, phải sau
Ví dụ: chữ “nước” trong nước chảy – 水。Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.
Quy tắc khác (ít dùng) : Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶, Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Tham gia trang Tự học tiếng Trung phồn thể hoặc nhóm Luyện thi TOCFL – Học Tiếng Trung Phồn Thể để xem nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Trung và thông tin du học Đài Loan nha !
Taiwan Diary:
- Website: www.tiengtrung.taiwandiary.vn
- Fanpage: Tự học Tiếng Trung Phồn Thể – Luyện thi TOCFL
- Hotline lớp học HCM: 037.964.8889 (zalo)
- Hotline lớp học Hà Nội: 085.968.5589 (zalo)
- Hotline tư vấn du học: 086.246.3636 (zalo)
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 | 10:00 – 21:00
- Địa chỉ Tp Hà Nội: Số 2, ngõ 12, Đỗ Quan, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ Tp HCM: 45/1 Đ. 3 Tháng 2, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh